CHI TIẾT TIN TỨC
Ăn chênh lệch giá xăng dầu, doanh nghiệp vận tải hưởng lợi
Thời gian vừa qua, xăng dầu liên tục giảm sâu, nhưng đa số doanh nghiệp vận tải vẫn chưa có phương án hạ giá cước. Ngược lại, có không ít doanh nghiệp còn tính chuyện xin tăng tăng giá cước.Nhưng trong những ngày vừa qua,giá xăng lại tiếp tục tăng lên.Vấn đề đặt ra là :làm sao để ổn định giá xăng,để các Doanh nghiệp an tâm về sự biến động chi phí cho mình.
Kể từ thời điểm cuối tháng 4, giá xăng, dầu tăng bất ngờ tăng lên 23.800 đồng/lít (xăng A92), 21.900 đồng/lít (dầu diesel) khiến hàng loạt các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng taxi, xe khách, vận tải hàng hóa đều rục rịch tăng giá cước vận tải. Nhưng sau 2 tháng 4 lần giảm giá, giá xăng dầu đã giảm tới 3.200 đồng/ lít (xăng A92), 2.200 đồng/ lít (dầu diesel) trở về mức trước đây lại rất ít doanh nghiệp chịu giảm giá cước. Hiện nay, ngoài các hãng taxi đã điều chỉnh giá cước về gần bằng mức trước đây thì các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định và vận tải hàng hóa vẫn chưa hạ giá cước.
Giá xăng dầu liên tục giảm trong 2 tháng trở lại đây
Giá xăng dầu liên tục giảm trong 2 tháng trở lại đây

Theo Thông tư 129 của liên Bộ GTVT và Bộ Tài chính hướng dẫn về việc điều kê khai, chỉnh giá giá cước, niêm yết giá cước vận tải bằng xe ô tô, phí dịch vụ vận tải… thì đơn vị kinh doanh vận tải muốn tăng giảm giá cước phải gửi văn bản kê khai giá cước cho cơ quan tiếp nhận kê khai giá. Và khi được cơ quan quản lý nhà nước xem xét, chấp thuận mới được thau đổi. Giá cước được tính theo các nguyên tắc, phương pháp tính giá do Nhà nước quy định hoặc hướng dẫn, giá cước phải phù hợp với chất lượng dịch vụ, điều kiện áp dụng giá cước.

Sẽ không có gì đáng phải bàn nếu sự tăng giảm này là phù hợp với quy luật chung của thị trường. Nhưng ngay thời điểm xăng, dầu tăng giá thì nhiều doanh nghiệp lập tức xin tăng. Còn khi giá xăng dầu đã giảm liên tục thì ít có đơn vị nào chịu làm thủ tục giảm giá cước.

Theo số liệu của công ty quản lý bến xe Hà Nội: Trong đợt tăng giá thì có khoảng 20 doanh nghiệp vận tải hành khách đề nghị tăng giá xăng dầu, từ 5 - 14 %, còn sau 4 đợt giảm giá xăng vừa qua thì chỉ có 2 doanh nghiệp đề nghị giảm giá cước, từ 4 - 5 %, còn những doanh nghiệp vận tải khác hầu như chưa có động thái gì.

Doanh nghiệp vận tải vì
Doanh nghiệp vận tải vì "có lãi" nên chưa muốn giảm giá cước.
(Ảnh minh hoạ)

Giải thích về việc cấu thành giá cước vận tải, Giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải ôtô số 2, Nguyễn Tuấn Anh cho biết: Nhiên liệu chiếm 50% trong giá thành. Khi nhiên liệu tăng 5% thì ảnh hưởng tới 2,5% giá cước vận vận tải. Bên cạnh đó, khi giá xăng dầu tăng thì các chi phí khác như: lương lái xe, chi phí bảo trì, sửa chữa phương tiện... cũng tăng theo. Vì vậy, để tránh phải bù lỗ, các doanh nghiệp sẽ phải xin tăng giá cước. Nhưng khi giá nhiên liệu giảm thì các chi phí này vẫn không giảm nên các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa cũng khó lòng giảm giá.

Theo ông Tuấn Anh thì độ trễ của việc tăng, giảm giá cước vận tải so với giá nhiên liệu là khoảng 1 tháng. Nếu nhiên liệu tăng 3-4 % thì phải đợi thêm 1 đợt tăng nữa để cộng dồn thì mới được tăng.(nguyên tắc nguyên liệu chiếm 50% giá thành). Khi giảm xăng dầu giảm 200 đồng/lít tương đương khoảng 1% thì không có cơ sở nào để giảm giá cước.

Mới đây, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam đưa ra khuyến cáo giá xăng dầu luôn biến động nên việc điều chỉnh giá cước cần tính toán hợp lý. Nếu giá xăng dầu tăng giảm trên dưới 10% thì các doanh nghiệp mới điều chỉnh giá cước vì mỗi lần tăng giảm giá cước rất tốn kém, phải làm thủ tục, làm lại bảng niêm yết, hủy vé cũ in vé mới...

Còn theo ông Nguyễn Hoàng Trung - Giám đốc Cty quản lý bến xe Hà Nội: thời điểm xin tăng giá cũng chỉ có 20/370 doanh nghiệp vận tải (đang hoạt động trên các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm) xin tăng giá. Nhiều doanh nghiệp không tăng giá cước, do nhu cầu đi lại của người dân vẫn thấp. Còn trong thời gian vừa qua giá xăng dầu giảm doanh nghiệp mới có lãi nên chưa thể điều chỉnh được.

Tính bình quân mỗi xe lãi thêm khoảng 200 nghìn đồng/ngày do chênh lệch giá xăng, dầu. Như vậy, chỉ cần chênh lệch giá nhiên liệu mỗi ngày một doanh nghiệp có thêm khoản lãi 20 triệu đồng với khoảng 100 xe hoạt động.

Cũng vì giá cước vận tải cao, bị hành khách quay lưng với dịch vụ mà sáng 21/7, gần 400 xe taxi của hãng taxi Morning (Công ty CP vận tải Taxi Phương Anh) tập hợp về trụ sở của công ty trên phố Nguyễn Phong Sắc (Cầu Giấy, Hà Nội) để gây áp lực yêu cầu giảm giá cước vận tải khi mà giá xăng dầu giảm mạnh.

Diễn biến mới nhất của thị trường xăng dầu, ngày 20/7, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) chính thức điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu. Theo đó, giá bán lẻ các loại xăng A92 và dầu diesel tăng 400 đồng/lít. Như vậy, các doanh nghiệp vận tải sẽ có thêm lý do để trì hoãn việc giảm giá cước vận tải.

[Quay lại]
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
» GRSP hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện chính sách an toàn giao thông
» Thanh Hóa: Tập trung tháo gỡ khó khăn để xây cầu Bến Kẹm đúng tiến độ
» Luồng gió mới cho các công ty vận tải biển Việt Nam
» Bến phà Thủ Thiêm chuyển thành bến thủy nội địa
» Di dời 2 cảng trên sông Hàn, đóng luồng hàng hải
» TNGT do xe khách - Lỗ hổng từ quản lý